Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Những biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên!

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Năng lực khoa học tự nhiên gồm 3 nhóm năng lực thành phần: Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên, Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên  và năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
1. Nhận thức khoa học tự nhiên
Biểu hiện:
- Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên.
- Trình bày các sự vật, hiện tượng; vai trò của các sự vật hiện tượng và các quá trình tự nhiên bằng các hình thức biểu đạt ngôn ngữ như nói, viết, công thức, biểu đồ, sơ đồ.
- Phân loại các sự vật hiện tượng, qua trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.
- Phân tích đặc điểm của một sự vật hiện tượng, quá trình tự nhiên theo một logic nhất định.
- So sánh, lựa chọn các sự vật hiện tượng, quá trình tự nhiên theo tiêu chí nhất định.
- Lập dàn ý, tìm từ khóa, trình bày các văn bản khoa học về khoa học tự nhiên, kết nối thông tin theo logic có ý nghĩa.
- Giải thích mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng ( quan hệ nguyên nhân- kết quả, cấu tạo - chức năng, ...).
- Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa điểm sai đó. Thảo luận đưa ra những nhận định có tính phê phán liên quan tới chủ đề.
2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên
Thực hiện được các kĩ năng tìm hiểu thế giới tự nhiên. Chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.
*Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề.
- Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề.
- Phân tích bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức và kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất.
* Đưa ra phán đoán và xây dựng giải thuyết
- Phân tích vấn đề để nêu được các phán đoán.
- Xây dựng và phát triển giải thuyết cần tìm hiểu.
* Lập kế hoạch thực hiện
- xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu.
- Lựa chọn được phương pháp thích hợp ( quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, hồi cứu tư liệu...)
- Lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu.
* Thực hiện kế hoạch
- Thu thập, lưu giữ dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra.
- Đánh giá kết quả dựa trên phân tích, xử lý các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản.
- So sánh kết quả với lý thuyết, giải thích, rút ra kết luận và điều chỉnh khi cần thiết.
*Viết, trình bày báo cáo và thảo luận
- Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu .
- Viết được báo cáo sau quy trình tìm hiểu.
- Hợp tác được với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục.
*Ra quyết định và đề xuất ý kiến
- Đưa ra được quyết định và đề xuất được ý kiến xử lý cho vấn đề đã tìm hiểu.
3. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học
Vận dụng kiến thức kỹ năng về khoa học tự nhiên vào thực tế để:
- Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên.
- Dựa trên hiểu biết và các cứ liệu điều tra, nêu được các giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ tự nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu, có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vững.

Theo "DỰ THẢO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN"
Báo cáo viên: PGS.TS.DƯƠNG BÁ VŨ
Trưởng khoa Hóa học- ĐHSP Tp. HCM


SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 comments: